Loading...

ĐƯỜNG NGUYỄN NGỌC TRAI, THỊ TRẤN MỘT NGÀN

Đường Nguyễn Ngọc Trai (Đường ngang số 02 trong khu tái định cư tính từ ngoài vào); Điểm đầu: Đường Trương Thị Xinh; Điểm cuối: Ngang qua đường Lê Bình; Chiều dài: 250m; Lộ giới (Vĩa hè-mặt đường-vĩa hè): (5-7-5) 17m; Đường Cấp V.
ĐƯỜNG NGUYỄN NGỌC TRAI, THỊ TRẤN MỘT NGÀN

Nguyễn Ngọc Trai, sinh năm 1948, hy sinh năm 1968; quê xã Thường Thạnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang).

Nguyễn Ngọc Trai, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo có truyền thống cách mạng; cha mẹ Nguyễn Ngọc Trai đều là cán bộ, chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Ngay khi mới vào Trường trung học Phan Thanh Giản (Trường Châu Văn Liêm ngày nay), Nguyễn Ngọc Trai cùng một số học sinh, sinh viên yêu nước bí mật viết báo tường, vẽ tranh, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến các hình thức chống Mỹ-Diệm.

Tháng 5/1963 Nguyễn Ngọc Trai nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào khách sạn Trung Châu (đường Phan Đình Phùng, thành phố Cần Thơ) nơi có nhiều lĩnh Mỹ ở. Kết quả làm chết và bị thương 05 tên cố vấn và chuyên gia quân sự Mỹ.

Tháng 11/1963 Nguyễn Ngọc Trai, nhận nhiệm vụ đốt phòng thông tin Mỹ (trên đường Phan Đình Phùng – Nhà Bảo Tàng tỉnh Cần Thơ cũ) và bị địch bắt trong trận này. Nguyễn Ngọc Trai, lần lượt bị giam giữ tại khám lớn Cần Thơ và khám Chí Hòa. Bon địch dùng mọi thủ đoạn đánh đập, đe dọa, dụ dỗ nhưng vẫn không làm lung lay ý chí của người chiến sĩ cộng sản kiên trung; đến giữa năm 1967, bọn địch buộc phải thả Nguyễn Ngọc Trai.

Ra tù, Nguyễn Ngọc Trai tiếp tục hoạt động cách mạng trong nội thành Cần Thơ. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mau xuân năm 1968 Nguyễn Ngọc Trai được giao nhiệm vụ dẫn đường cho các đoàn quân đánh vào nội thành.

Đêm 30 rạng sáng mùng một Tết Mậu Thân, Nguyễn Ngọc Trai, dẫn mũi cho Đại đội 31, Tiểu đoàn Tây Đô vùng ven thành phố đánh vào chợ Cả Đài, tiến đến đường Tự Đức (đường Lý Tự Trong ngày nay) đánh chiếm khu văn hóa. Nguyễn Ngọc Trai đã anh dũng hy sinh vào ngày mùng năm Tết Mậu Thân khi tuổi đời vừa tròn 20.

Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Nguyễn Ngọc Trai được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.

Điểm tham quan khác

ĐƯỜNG KIM ĐỒNG. THỊ TRẤN MỘT NGÀN
ĐƯỜNG KIM ĐỒNG. THỊ TRẤN MỘT NGÀN
Đường Kim Đồng (Đường ngang số 01 trong khu tái định cư tính từ ngoài vào); Điểm đầu: Đường Trương Thị Xinh; Điểm cuối: Ngang qua đường Lê Bình; Chiều dài: 250m; Lộ giới (Vĩa hè-mặt đường-vĩa hè): (5-7-5) 17m; Đường Cấp V.
ĐƯỜNG LÊ BÌNH, THỊ TRẤN MỘT NGÀN
ĐƯỜNG LÊ BÌNH, THỊ TRẤN MỘT NGÀN
Đường Lê Bình (Từ dốc cầu Tân Hiệp xuống đụng đường số 02 vào Khu tái định cư); Điểm đầu: Đường 30 tháng 4; Điểm cuối: Hết khu tái định cư; Chiều dài: 160m; Lộ giới (Vĩa hè-mặt đường-vĩa hè): (5-7-5) 17m; Đường Cấp V.
ĐƯỜNG TRƯƠNG THỊ XINH, THỊ TRẤN MỘT NGÀN
ĐƯỜNG TRƯƠNG THỊ XINH, THỊ TRẤN MỘT NGÀN
Đường Trương Thị Xinh (Từ dốc cầu Tân Hiệp xuống đụng đường số 01 vào Khu tái định cư); Điểm đầu: Đường 30 tháng 4; Điểm cuối: Hết khu tái định cư; Chiều dài: 160m; Lộ giới (Vĩa hè-mặt đường-vĩa hè): (5-7-5) 17m; Đường Cấp V.
ĐƯỜNG VÕ MINH THIẾT, THỊ TRẤN MỘT NGÀN
ĐƯỜNG VÕ MINH THIẾT, THỊ TRẤN MỘT NGÀN
Đường Võ Minh Thiết (Đường công vụ vào Hội Trường UBND huyện); Điểm đầu: Đường 30 tháng 4; Điểm cuối: Đường 3 tháng 2; Chiều dài: 350m; Lộ giới (Vĩa hè-mặt đường-vĩa hè): (5-7-5) 17m; Đường Cấp V.