Loading...

QUÊ TÔI “XỨ NGÀN”

Trên dòng Xà No
QUÊ TÔI “XỨ NGÀN”

“Quê Hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay,…”

Lời bài hát được phổ nhạc từ lời thơ tiếng nói da diết của nhà thơ Đỗ Trung Quân dường như đã khắc sâu vào trong trái tim của mỗi người dân yêu quý quê hương, có thể nói quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên từ bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như Tôi đây, quê hương “Xứ Ngàn” của tôi thật đẹp rất thanh bình hòa cùng dòng sông kênh Xáng xà no trĩu nặng phù sa đem tưới khắp ruộng đồng làm tăng bao mùa bội thu, quê tôi chẳng những có những cánh đồng lúa chín vàng cùng màu xanh mướt của các vườn cây ăn trái mà còn rất lạ rất kêu về cái tên đầy ấn tượng “Xứ Ngàn”, xét về mặt giá trị thì rất nhỏ bởi đơn vị tính chỉ có ngàn nhưng lại vô giá về ý nghĩa, tự hào số từ là Một Ngàn, Hai Ngàn, Ba Ngàn cho đến Mười Bốn Ngàn Rưỡi mà còn có cả năm trăm, ngàn rưỡi.... địa phương nào có cái tên gọi ngộ vậy? đây là câu hỏi lớn cho du khách khi đặt chân đến vùng đất độc lạ này, với tên gọi Xứ Ngàn. Hãy đến quê tôi để biết về điều bí ẩn ấy!

Du khách có hai ngã đến thị trấn Một Ngàn trung tâm huyện Châu Thành A Hậu Giang hoặc từ Cần Thơ theo quốc lộ 61C qua Rạch Gòi rồi rẽ phải độ 5 km hoặc đi cặp bờ sông Cần Thơ từ bến Ninh Kiều qua Cái Răng Mỹ Khánh qua phà vàm xáng hoặc đi cầu vàm Xáng tới xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền, Cần Thơ). từ đây đi thẳng khoảng 9 km là tới xứ ngàn quê tôi.

Đường bộ cặp bờ trái kênh Xáng xà no được mệnh danh là con đường lúa gạo có từ hơn 110 năm về trước, đã đánh thức cả vùng đất hoang vu Hậu Giang bán đảo Cà Mau trỗi dậy tìm sự sống.

Điểm đầu tiên của kênh Xáng xà no được nhìn thấy khi đứng trên phà vàm Xáng là khúc ngã ba sông hướng đi thẳng về Phong Điền còn rẽ trái du khách sẽ đi đến Một Ngàn, Hai Ngàn đó chính là tuyến kênh Xáng xà no dài 34 km được người Pháp đào trong thời gian năm 1901 đến năm 1903.

Dọc kênh là một loạt địa danh Ngàn từ Một Ngàn đến Mười Bốn Ngàn Rưỡi trước khi tới thủ phủ của tỉnh Hậu Giang rồi còn kéo dài đến Cái Tư kênh Xáng xà no mới đổ ra sông cái lớn Kiên Giang.

Tôi rất tự hào về cái tên Xáng xà no chỉ với cái tên này đã làm cho quê tôi có bao là giả thuyết, bao Huyền Thoại có giả thiết cho rằng: ngày xưa dân mình vào rừng bắt cá gặp con mãng xà khổng lồ đang ăn thịt một con nai ăn nữa chừng nó quá nó bỏ mứa người dân đem thịt nai về kháo  nhau nhờ có mãng xà ăn no nên mới còn có tên Xà No từ đó.

Giả thuyết thứ hai: kể rằng vùng này ngày xưa có nhiều cây điên điển người Khmer sống nơi đây cũng nhiều họ gọi đây là điên điển "Srok snor", người Việt kêu gọi là Xà No.

Giả thiết thứ ba cho rằng: Thời Pháp thuộc người Pháp chỉ huy cho đào con kênh này có tên là Saint Tanoir,  đọc lại thành Xáng xà no. Đối với người dân hôm nay thì sẽ giả thuyết này có lẽ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi chứ từ xa xưa vùng đất này đã có con rạch Xà No rồi khi người Pháp đem sáng vô múc kênh đâm thẳng vô Rạch Xà No bút thành hai khúc tên rạch “Xà No bút” có từ đó tới giờ còn kênh Xáng múc gọi là kênh Xáng xà no.

Ngày xưa vùng này dân cư thưa thớt đi cả cây số mới có một cái nhà đường xá rất khó đi gặp ghềnh, từ khi có con kênh này vùng vàm Xáng thay đổi nhiều, người Hoa tụ tập về đây buôn bán cất nhà sống hòa nhập với người kinh lần hồi thành lập Thị Tứ nay đó là trung tâm xã Nhơn Nghĩa, đi hết xã Nhơn Nghĩa du khách qua cái cổng chào đã thấy khu hành chính của huyện Châu Thành A cũng là đã tới thị trấn Một Ngàn quê tôi.

Thêm Năm Trăm cho tới Mười Bốn Ngàn rưỡi kênh Xáng xà no rộng ngang tới 60m “xương sống” của vùng đất mang tên “Ngàn” dẫn nước ngọt từ sông Hậu xả phèn cho cánh đồng ruộng hàng trăm ngàn hecta. Để đưa nước vô sâu thêm trong đồng, người ta xẻ thêm hai bên kênh những “xương sườn” thường gọi là “kênh sườn”. Cứ cách 1.000m lại có một kênh sườn như vậy, kéo dài đến 14.000m. Để dễ nhớ, người dân đặt tên cái tên các “kênh sườn” lần lượt là Một Ngàn, Hai Ngàn, Ba Ngàn, Bốn Ngàn, cho đến  Mười Bốn Ngàn Rưỡi. Từ cách đặt tên như vậy đã nói lên người dân que tôi sống nơi đây rất giản dị, bình dân, chất phát, mộc mạc đầy thân tình.

Từ con kênh đào đầu tiên ngay khu hành chính huyện Châu Thành A đi về hướng kênh Một Ngàn đúng 1000m gọi là “kênh số 0” sau đó đổi là kênh Tân Hiệp dần những kênh sườn đã có, rút ngắn khoảng cách giữa các kênh từ 1000 m xuống còn 500m do hai cha con “tây già” làm chủ xướng để dẫn nước vào đồng ruộng. Những kênh Xườn đào đó sau có tên bắt đầu từ Năm Trăm “giữa kênh số 0 và kênh Một Ngàn” rồi Một Ngàn rưỡi, Hai Ngàn rưỡi ...

Chưa hết hai cha con “tây già” còn đào những kênh bao song song với kênh Xáng xà no, cũng theo quy cách 1.000m có một kênh làm thành một vùng đất khép kín với hệ thống kênh đang xen nhau vuông vức như bàn cờ nhờ cách làm Thủy lợi này mà đồn điền của ông tây trúng lớn tá điền có mùa bội thu.

Người dân kể rằng ở thị trấn Bảy Ngàn có chùa Việt, chùa Khmer và cả nhà thờ Công giáo phố chợ đầy đủ, quán ăn, tiệm tóc, nó đã tấp nập có từ thời Tây già năm 1928 lận. ngay tại vị trí chợ Bảy Ngàn ngày nay hồi đó tây già cho xây một nhà máy xay xát chạy bằng hơi nước cỡ lớn nhất vùng trên diện tích 13 công đất có sân phơi, kho chứa, để chở gạo lên Sài Gòn quy tụ cả trăm công nhân vùng này có chùa nhà thờ cũng do dân tứ xứ về đây thời đó.

Ở thị trấn Một Ngàn có cây cầu bê tông hoành tráng được xây dựng bằng tiền ngân sách nhà nước có tên Xà No bắt ngang kênh Xáng xà no mang tên bốn Tổng Một Ngàn rất đẹp, là đoạn đường huyết mạch để đi các tỉnh Kiên Giang - Cần Thơ - An Giang. Ở xứ Ngàn còn có một nét đẹp văn hóa tập tục lâu đời đó chính là chợ “chồm hổm” hay gọi là chợ trời phần đông người bán và người mua đều ngồi xổm không có sạp, kệ, không mái che nên bà con nơi đây thường gọi là chợ “chồm hổm”, có lẽ do sáng họp chợ, mặt trời lên khỏi ngọn chuối là tan chợ tầm 9 giờ nên tất cả hàng hóa đều tập trung trong thùng gỗ hoặc bày biện sơ sài thậm chí bày hàng trên những túi nhựa thảm, đệm cũ kỹ, khuôn viên chợ “Chồm Hổm” chỉ vài trăm mét tiếp giáp mặt lộ và mặt sông ngoài trời, chợ rất bình dị và đơn sơ chợ cũng bán mắm, muối, dưa, cà, cá đồng, cá khô, rau cải và các mặt hàng tự trồng, tự bắt, tự nuôi theo thời vụ ai cần thứ gì cứ tha hồ mà chọn giá cả thuận mua vừa bán, đặc biệt xen vào đó là những nụ cười vui vẻ, lời mời chào giản dị, chân thành của người nông dân Xứ Ngàn.

Xứ Ngàn quê tôi là thế đó, có một quá trình để hình thành và phát triển với bao truyền thuyết đầy vẻ tự hào về lịch sử đấu tranh để giải phóng dân tộc cùng một nền văn hóa, phong tục mang tính nhân văn. Hôm nay, Xứ Ngàn quê tôi rất văn minh và phát triển trở thành thị trấn văn minh đô thị nâng cao, nhưng vẫn giữ được bao nét đẹp của vùng quê “Xứ Ngàn”. Chính nhờ sự chịu thương chịu khó, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước mà “Xứ Ngàn” ngày càng thay da đổi thịt là một điểm du lịch đầy tiềm năng và triển vọng trong tương lai./.

Tin cùng danh mục

       Châu Thành A : DẦN TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN
Châu Thành A : DẦN TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN
Mặc dù kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động nhưng nhờ Châu Thành A quan tâm đầu tư thiết thực cho lĩnh vực du lịch, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, năm qua lĩnh vực này ở huyện vẫn phát triển. Đây cũng là bước đột phá của huyện trong thực hiện tốt Nghị quyết 04 của Tỉnh Ủy Hậu Giang. Du lịch Châu Thành A dần trở thành điểm đến hấp dẫn.
HÃY TRẢI NGHIỆM DU LỊCH QUÊ MÌNH!
HÃY TRẢI NGHIỆM DU LỊCH QUÊ MÌNH!
Hãy về Châu Thành A quê tôi, để nghe câu chuyện về trâu kéo pháo thuở xưa không có ở bất cứ nơi đâu; được tắm mình trong không gian xanh mướt của miệt vườn sông nước, thưởng thức những món ăn đậm vị quê nhà...
HUYỆN CHÂU THÀNH A THAM GIA NGÀY HỘI DU LỊCH TẠI TỈNH VĨNH LONG
HUYỆN CHÂU THÀNH A THAM GIA NGÀY HỘI DU LỊCH TẠI TỈNH VĨNH LONG
Nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh “Đất và người Hậu Giang”, du lịch Hậu Giang và các loại sản phẩm OCOP đến du khách gần xa, Học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, xúc tiến và phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khu du lịch sinh thái
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khu du lịch sinh thái
Quỹ Doanh nhân vì cộng đồng được vận động từ giải đấu dự kiến tài trợ cho các chương trình thiện nguyện về khởi nghiệp, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn và nhóm yếu thế.